Biến thể Delta và những thói quen cần thay đổi trong mùa dịch

0 3

Chúng ta biết gì về biến thể Delta?

Hiện nay, trên thế giới đã phát hiện khoảng hơn 28 nghìn đột biến trên gen của virus SARS-CoV-2. Một số đột biến có thể gây ảnh hưởng đến đặc tính sinh học như làm tăng khả năng lây nhiễm, giúp virus có khả năng lẩn tránh hệ miễn dịch hay làm tăng khả năng xâm nhập vào các tế bào biểu mô đường hô hấp. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chia các biến thể của SARS-CoV-2 làm 2 nhóm là Biến thể đáng quan tâm (VOIs) và Biến thể đáng quan ngại (VOCs).

Đáng chú ý nhất hiện nay là biến thể Delta thuộc nhóm biến thể VOCs.  WHO cũng lên tiếng cảnh báo rằng biến thể Delta của virus SARS-CoV-2 sẽ trở thành biến thể chủ đạo, gây ra phần lớn các ca bệnh COVID-19 trên toàn thế giới chỉ trong vài tháng tới vì có khả năng lây nhiễm cao hơn nhiều so với loại virus xuất hiện lần đầu tiên tại Vũ Hán (Trung Quốc) hay biến thể xuất hiện tại Anh (Alpha) vào năm ngoái.

Hiện đã có hơn 80 quốc gia ghi nhận sự xuất hiện của biến chủng này và nó đang lây lan với tốc độ vượt ngoài dự đoán của nhiều chuyên gia dịch tễ.

Triệu chứng của biến chủng Delta?

Các nhà dịch tễ học cho rằng, biến thể Delta là một kẻ thù đặc biệt đáng sợ. Nó đã học cách để lây lan nhiều hơn với ít tiếp xúc hơn nhưng không chỉ có vậy, nó có thể gây ra các triệu chứng trên cơ thể con người không giống virus gốc. Biến thể Delta đang học “ngụy trang thành các bệnh cúm theo mùa thông thường” – là nhận định của nhiều chuyên gia y tế.

Cuộc đua giữa vaccine với virus biến thể

Biến thể Delta đang chọc thủng các tấm khiên bảo vệ vững chắc mà nhiều quốc gia thiết lập trước đây. Chúng ta, từng kiểm soát khá tốt nhờ các tấm khiên như truy vết, cách ly, khoanh vùng cùng với các biện pháp phòng dịch.

Không chỉ vậy, Một phiên bản mới và thay đổi một chút của biến thể Delta, được gọi là Delta Plus (Delta Plus có một đột biến bổ sung được gọi là K417N, giúp phân biệt nó với biến thể Delta thông thường. Đột biến này ảnh hưởng đến protein gai – một phần của virus gắn vào các tế bào mà nó lây nhiễm) đang bắt đầu lan rộng ở một số quốc gia bao gồm Anh, Mỹ và Ấn Độ.

Có thể nói, biến thể Delta đã khiến các nước phải thay đổi cách tiếp cận phòng dịch khi cuộc đua giữa vaccine và virus biến thể đang diễn ra gay cấn. Ước tính khi tiêm đủ 2 liều vaccine hiệu quả với biến thể Delta đạt trên 90%.

Đồng hành cùng bạn – “Những thói quen cần thay đổi trong mùa dịch Covid-19”

Covid-19 là một bệnh lý đường hô hấp do virus gây ra. Muốn không nhiễm bệnh, thì việc tránh tiếp xúc với nguồn lây và nâng cao sức đề kháng là những giải pháp cần thiết, hữu hiệu nhất. Những thói quen hàng ngày của mỗi chúng ta là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến việc những giải pháp phòng, chống dịch cần thiết ở trên có hay không được thực hiện và hiệu quả đến thực hiện như thế nào.

Cùng tìm hiểu về khuyến cáo của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 về những thói quen cần thay đổi trong mùa dịch nhé.

Thói quen cần thay đổi trong mùa dịch

Nguồn: CB HITECH

Ban biên tập –  Thư Viện Đá Tự Nhiên

Comments
Loading...